P102, Tòa nhà B4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
024 3771 30
psav.office@psav-mard.org.vn
8h00 - 17h00
Từ thứ 2-7

Mạng lưới Đổi mới sáng tạo lương thực thực phẩm Việt Nam

Mạng lưới đổi mới sáng tạo lương thực, thực phẩm được coi là nền tảng giúp kết nối các tác nhân trong hệ sinh thái, từ đó thúc đẩy quan hệ đối tác và mạng lưới giúp giải quyết các điểm tắc nghẽn và thu hút đầu tư. Mạng lưới đổi mới sáng tạo lương thực, thực phẩm sẽ tập trung vào khai thác các cơ hội và giải quyết các vấn đề ở cấp quốc gia và địa phương, kết nối với mạng lưới đổi mới sáng tạo trong nước (như hệ thống của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia) và quốc tế.
Mạng lưới hoạt động như một nền tảng trung lập đa ngành, liên ngành nhằm củng cố hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, kích hoạt và tăng cường đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ và hợp tác để hỗ trợ các hệ thống lương thực, thực phẩm có trách nhiệm, minh bạch và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030.
Thành lập ngày 19/12/2023 với Quyết định số 5430/QĐ-BNN-HTQT
Mục tiêu chung: Phát triển ngành LTTP của Việt Nam theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao trên cơ sở tăng cường mối liên kết, hợp tác, chia sẻ các sáng kiến ĐMST và công nghệ hiện đại.
Mục tiêu cụ thể:
Phát triển được một hệ sinh thái ĐMST LTTP bằng cách huy động chuyên gia và nhà khoa học trong nước và quốc tế liên kết với các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong chuỗi giá trị.
Nâng cao chất lượng sản phẩm LTTP Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn của khu vực và thế giới, từng bước tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, góp phần đưa tốc độ tăng giá trị xuất khẩu NLTS đạt bình quân từ 5 - 6%/năm.
Cải thiện thu nhập của nông dân và doanh nghiệp nông thôn đến năm 2030 tăng từ 2-3 lần so với năm 2020 thông qua phát triển chuỗi giá trị tích hợp và cải thiện khả năng tiếp cận các giải pháp công nghệ nhằm tăng sản lượng, hiệu quả, chất lượng và giá trị.
Chức năng của FIH-V

  • Hỗ trợ xây dựng quan hệ hợp tác và đối tác đa bên cho mục tiêu ĐMST chuỗi LTTP
  • Xác định và chia sẻ các giải pháp công nghệ cho các vấn đề phát sinh trong chuỗi LTTP
  • Huy động và quản lý các nguồn lực cho các giải pháp công nghệ
  • Nắm bắt và truyền tải các vấn đề khó khăn về công nghệ trong chuỗi LTTP và tìm các giải pháp công nghệ để tháo gỡ
  • Tham mưu, đề xuất điều chỉnh các chính sách liên quan đến ĐMST trong chuỗi LTTP
  • Hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST trong chuỗi LTTP
  • Thúc đẩy việc áp dụng và nhân rộng các công nghệ mới và ĐMST thông qua các nghiên cứu điển hình, mô hình trình diễn, hỗ trợ kỹ thuật
  • Kết nối, mở rộng quan hệ hợp tác với các mạng lưới ĐMST LTTP trong khu vực và quốc tế

Các lĩnh vực đổi mới sáng tạo cần ưu tiên:

  • Nguyên liệu đầu vào mới: Tập trung vào công nghệ thay thế dần việc sử dụng hóa chất nông nghiệp; phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi; sản xuất năng lượng từ phụ phẩm nông nghiệp, v.v.
  • Thực phẩm, dinh dưỡng và sức khỏe: Tập trung vào công nghệ thực phẩm chức năng (chống lão hóa, tăng cường sức khỏe, thay thế protein…)
  • Sản xuất, chế biến “xanh”: Những tiến bộ công nghệ để chế biến đa dạng hóa SP, chế biến phụ phẩm, cải thiện khả năng phục hồi môi trường và chuỗi cung ứng LTTP thông minh thích ứng BĐKH, giảm phát thải
  • Chất lượng và an toàn thực phẩm: Công nghệ nâng cao chất lượng và thời gian bảo quản; đóng gói và truy suất nguồn gốc, giám sát ATTP ứng dụng công nghệ chuyển đổi số
  • Tiếp thị sản phẩm nông nghiệp và hậu cần: Các công nghệ tập trung nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc theo cách tiếp cận từ trang trại đến bàn ăn

KẾT QUẢ:

Nâng cao hiệu quả và thu hút đầu tư vào sản xuất – chế biến thông qua quan hệ đối tác cùng có lợi, áp dụng các giải pháp công nghệ cao, toàn diện

Hỗ trợ tạo ra một môi trường thuận lợi bằng cách giúp các bên liên quan (doanh nghiệp, chính phủ, cơ quan nghiên cứu, HTX) tiếp cận, trao đổi và phản hồi các cơ chế và chính sách

Xây dựng lòng tin giữa các bên liên quan và giảm thiểu những hậu quả không mong muốn của các giải pháp công nghệ thông qua đối thoại và hợp tác

Cải thiện thu nhập của nông dân và doanh nghiệp bền vững thông qua cải thiện khả năng tiếp cận các giải pháp công nghệ để tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng, đồng thời giảm nguyên vật liệu, năng lượng và nước, tiết kiệm chi phí đồng thời đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đối với các sản phẩm LTTP

Giải quyết các vấn đề về môi trường: Chất thải, phế phụ phẩm sẽ được quản lý và sử dụng hiệu quả, xử lý an toàn chất thải, tạo năng lượng tái sinh, giảm ô nhiễm môi trường và góp phần giảm phát thải, giảm hiệu ứng nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.